E-F@actory – Giải pháp thông minh cho các nhà máy ở Việt Nam

Sản xuất thông minh là khái niệm đang được nhắc đến nhiều trong ngành công nghiệp và cũng là mục tiêu cần hướng đến của các nhà máy nhằm cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty Mitsubishi Electric Việt Nam (MEVN) gần đây đang triển khai hệ thống e-F@ctory tại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Tự động hoá ngày nay đã phỏng vấn ông Takeshi Egawa – Tổng Giám đốc MEVN để tìm hiểu thêm về hệ thống này.

E-F@actory - Giải pháp thông minh cho các nhà máy ở Việt Nam

Ông Takeshi Egawa – Tổng giám đốc công ty MEVN 

PV: Chào ông, e-F@ctory hiện không còn là khái niệm mới nhưng đối với các nước đang phát triển nó còn chưa phổ biến. Ông có thể vui lòng giới thiệu sơ qua về hệ thống này?

Ông Takeshi Egawa: Hiện nay, các nhà máy đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc sản xuất như: làm sao để đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng; tăng hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị; làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm; để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, và còn rất nhiều câu hỏi khác,…

Chúng tôi – MITSUBISHI ELECTRIC – tin rằng “sự kết hợp giữa con người, máy móc và công nghệ thông tin” chính là chìa khóa để giải quyết những thách thức trên. E-F@ctory ra đời với mục đích nâng cao khả năng quản lý sản xuất, giúp cho việc sản xuất được linh động hơn dựa trên triết lý “kết hợp” này với dây chuyền sản xuất, nhờ đó giảm chi phí phát sinh từ chuỗi cung ứng, chuỗi kỹ thuật. 

PV: Hiện nay, đã có khá nhiều công ty trên thế giới cung cấp các giải pháp về quản lý, giám sát thông tin, dữ liệu trong sản xuất thông minh. E-F@ctory có những ưu điểm gì nổi trội để có khả năng cạnh tranh trên thị trường?

Ông Takeshi Egawa: Hệ thống e-F@ctory sẽ mang đến cho nhà máy những khả năng sau:

Thứ nhất, “hiển thị” toàn bộ nhà máy theo cách trực quan và sinh động nhất. Người vận hành có thể “nhìn thấy” các dây chuyền sản xuất theo định dạng 2D hoặc 3D. Đồng thời, các thông tin về trạng thái máy móc, dây chuyền cũng được hiển thị tập trung giúp người vận hành dễ theo dõi và đưa ra những cải tiến.

Thứ hai, tiết kiệm năng lượng thông qua việc giám sát năng lượng tiêu thụ tại tất cả khu vực trong nhà máy, người quản lý có thể biết được khu vực nào tiêu thụ năng lượng nhiều, khu vực nào tiêu thụ năng lượng ít. Hoặc so sánh năng lượng tại cùng một khu vực giữa tháng này với tháng khác.

Thứ ba, kiểm soát chất lượng sản phẩm trong “thời gian thực”, giảm sai sót trong quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. 

Thứ tư, có thể kiểm soát dây chuyền sản xuất thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, máy tính bảng, …

Với những ưu điểm trên, chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ giúp cho việc sản xuất có một bước tiến xa hơn, giảm chi phí sản xuất đồng thời nâng cao giá trị doanh nghiệp.

E-F@actory - Giải pháp thông minh cho các nhà máy ở Việt Nam

e-F@ctory Mitsubishi integrated FA solution

PV: Đến thời điểm hiện tại, e-F@ctory đã được triển khai ở những nước nào trên thế giới, thưa ông?

Ông Takeshi Egawa: Đến thời điểm hiện tại, e-F@ctory đã được triển khai tại hơn 180 công ty trên toàn thế giới với hơn 7,300 hệ thống đã được thiết lập. 

PV: Vì sao Mitsubishi Electric chọn Việt Nam là thị trường tiếp theo phát triển e-F@ctory?

Ông Takeshi Egawa: Việt Nam là nước đang phát triển với thể chế chính trị ổn định. Với cơ chế đầu tư, kinh doanh đang ngày càng được hoàn thiện hơn, Việt Nam là nơi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Mỹ,… Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ,… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ tiên tiến như e-F@ctory.

PV: Kế hoạch thực hiện dự án này ở Việt Nam như thế nào: thời gian, quy mô, đối tượng?

Ông Takeshi Egawa: Khái niệm e-F@ctory hiện tại chúng tôi bắt đầu giới thiệu tại thị trường Việt Nam, chúng tôi hướng đến các nhà máy có nhu cầu quản lý đồng bộ trong quy trình khép kín, từ khâu nguyên liệu, sản xuất thành phẩm, điều phối,… Trước mắt, chúng tôi tìm kiếm đối tác là các nhà máy của Nhật đặt tại Việt Nam, và trong tương lai sẽ mở rộng hơn khi đủ điều kiện.

PV: Cảm ơn ông về những chia sẻ trên!

VÂN ANH (thực hiện) 

Theo Tạp chí Tự động hoá ngày nay số 191+192 (tháng 1+2/2017)

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Thanh toán An Toàn

(Cập nhật ngày 23/03/2020) – Địa chỉ: Số 08 Ngõ Thịnh Yên, cạnh cửa hàng Oánh...

Tổng hợp các linh kiện khí nén dùng trong máy khẩu trang

Tổng hợp và danh sách chuyển đổi mã các linh kiện khí nén dùng trong...

Những nguyên nhân nào gây ra sự hỏng hóc nhanh chóng của xy lanh máy khẩu trang

Những nguyên nhân nào gây ra sự hỏng hóc nhanh chóng của xylanh máy khẩu...

Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng (Cập nhật ngày...

Thông tin đại diện Hộ Kinh Doanh

Thông tin đại diện Hộ Kinh Doanh (Cập nhật ngày 26/03/2020)  Họ và tên: Đào...

Thanh toán An Toàn

Thanh toán An Toàn (Cập nhật ngày 23/03/2020) – Địa chỉ: Số 08 Ngõ Thịnh Yên,...

Trả lời

Contact Me on Zalo
0965.570.963